Hiện nay nhiều nhà đầu tư muốn bước chân vào thị trường chứng khoán nhưng còn khá nhiều băn khoăn như: Phí giao dịch chứng khoán gồm những gì? Chi phí là bao nhiêu? Mở tài khoản đầu tư có tốn phí hay không?...Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các loại chi phí và an tâm hơn trong việc chọn công ty chứng khoán đầu tư, bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết!
Các loại phí giao dịch chứng khoán
Phí giao dịch mua bán chứng khoán
Khi nhà đầu tư phát sinh giao dịch mua hoặc bán chứng khoán buộc sẽ phải chi trả một khoản phí cho phía công ty chứng khoán. Khoản phí này còn được gọi là phí môi giới chứng khoán.
Phí giao dịch của các công ty chứng khoán sẽ có sự khác nhau, dao động trong khoảng 0.15% - 0.35% và không vượt quá 0.5% giá trị mỗi lần giao dịch theo Thông tư 128 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ tháng 2/2019.
Ví dụ: Nhà đầu tư A thực hiện việc mua 1.000 cổ phiếu ACB ở mức giá 50.000 đồng/ cổ phiếu thì tổng giá trị giao dịch là 50.000.000 đồng. Nếu sàn giao dịch tính phí 0.2%/giao dịch thì mức phí giao dịch chứng khoán nhà đầu tư phải trả là: 1.000 x 50.000 x 0.2 = 100.000 đồng
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên lưu ý rằng phí giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán sẽ còn phụ thuộc vào chính sách khuyến mãi, ưu đãi,...dành cho khách hàng VIP hay khách hàng mới.
Tìm hiểu về phí giao dịch chứng khoán là điều cần thiết trước khi lựa chọn công ty đầu tư
Phí lưu ký chứng khoán
Phí lưu ký chứng khoán là khoản phí nhà đầu tư phải trả cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) để tổ chức này đứng ra đảm bảo lưu giữ và ký gửi số chứng khoán đó. Theo quy định hiện hành, phí lưu ký chứng khoán tương ứng 0.27 đồng/cổ phiếu/tháng. So sánh với giá trị của dịch giao có thể thấy mức phí lưu ký này rất nhỏ và không đáng kể.
Ví dụ: Nhà đầu tư B thực hiện việc mua và giữ 1.500 cổ phiếu SSI từ ngày 01/11/2022 đến ngày 30/11/2022 thì phí lưu ký mà nhà đầu tư đó phải trả là: 1.500 x 0.27 = 405 đồng.
Khi thực hiện giao dịch chứng khoán tại công ty Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV), khách hàng chỉ chi trả phí giao dịch chứng khoán, chuyển nhượng và phí lưu ký theo quy định. SSV không thu các khoản phí như: phí tư vấn, phí duy trì, phí nạp - rút tiền,...nên khách hàng có thể an tâm lựa chọn giao dịch, hạn chế phát sinh nhiều chi phí.
Phí lưu ký |
||||
STT |
Dịch vụ |
Giá (tại quầy/ qua điện thoại) |
Giá (trực tuyến, MTS, HTS, WTS) |
Giá chung |
1 |
Cổ phiếu |
- |
- |
0.27 VNĐ |
2 |
Chứng chỉ quỹ |
- |
- |
0.18 VNĐ |
Biểu phí giao dịch tại công ty Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV) hiện nay
Các loại thuế phí giao dịch chứng khoán
Thuế thu nhập khi bán cổ phiếu
Theo quy định hiện nay, nhà đầu tư khi bán hoặc thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu phải chi trả một khoản thuế bằng 0.1% tổng giá trị bán cổ phiếu. Khoản thuế này chỉ áp dụng cho người bán cổ phiếu, không áp dụng cho người mua cổ phiếu.
Ví dụ: Nhà đầu tư C muốn bán 2.000 cổ phiếu FPT ở mức giá 100.000 đồng/cổ phiếu thì tổng giá trị giao dịch bán cổ phiếu là: 200.000.000 đồng. Vậy thuế thu nhập khi bán của nhà đầu tư lúc này là: 200.000.000 x 0.1 = 20.000 đồng
Thuế thu nhập khi nhận cổ tức bằng tiền mặt
Cổ tức bằng tiền mặt là cổ tức mà doanh nghiệp dùng để chia lại một hoàn toàn bộ số lãi đó cho các cổ đông sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp sau 1 năm hoạt động kinh doanh có lãi. Cổ tức tiền mặt sẽ được coi như một nguồn thu nhập của nhà đầu tư nên họ phải đóng thuế cho nguồn thu đó.
Cụ thể, khi nhà đầu tư bán chứng khoán được chia thưởng, được trả cổ tức sẽ bị khấu trừ 5% thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020.
Ví dụ: Cổ phiếu HBC trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 50% tương đương với 20.000 đồng/ cổ phiếu. Giả sử nhà đầu tư đang sở hữu 500 cổ phiếu HBC thì tổng số tiền từ cổ tức mà người này có thể nhận được là: 20.000 x 500 = 10.000.000. Khi đó mức thuế thu nhập khi nhận cổ tức bằng tiền mặt mà nhà đầu tư sẽ phải nộp sẽ là: 10.000.000 x 5% = 500.000 đồng.
Các loại phí giao dịch chứng khoán khác
Bên cạnh 4 loại thuế phí giao dịch chứng khoán cơ bản nói trên, các công ty chứng khoán có thể thu thêm một số loại phí khác qua việc cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư, cụ thể:
- Phí tư vấn: Bạn sẽ trả phí này được cho dịch vụ tư vấn của công ty chứng khoán để có được tất cả thông tin về quá trình đầu tư, nên mua loại cổ phiếu nào và thời điểm nào,...
- Phí chuyển tiền sở hữu: Nếu bạn đang sở hữu cổ phiếu/ trái phiếu và muốn chuyển chúng cho một người khác thì bạn phải trả phí giao dịch chứng khoán để có thể thực hiện việc chuyển giao đó.
- Phí nạp tiền: Để tham gia giao dịch trên các sàn, bạn cần phải nạp tiền vào tài khoản. Phí này sẽ được tính dựa vào số tiền nạp vào của bạn.
- Phí rút tiền: Tương tự như phí nạp tiền, khi rút một số tiền, bạn cũng cần phải chi trả phí cho lần rút tiền đó.
- Phí phong tỏa/ cầm cố chứng khoán: Phí này được áp dụng khi bạn không còn nhu cầu tiếp tục thực hiện giao dịch hoặc gặp một sự cố nào đó và muốn khóa tài khoản.
- Phí duy trì tài khoản chứng khoán: Cũng giống như tài khoản ngân hàng, bạn sẽ cần chi trả một khoản phí hằng tháng hoặc hằng năm để duy trì tài khoản chứng khoán.
- Phí xác nhận số dư tài khoản: Để xác nhận số dư tài khoản có bao nhiêu hoặc có bao nhiêu trái phiếu và cổ phiếu, bạn sẽ bị tính phí để được thực hiện yêu cầu đó.
- Phí sao kê giao dịch chứng khoán: Khi có nhu cầu sao kê các giao dịch chứng khoán, bạn cần yêu cầu dịch vụ chứng khoán ở công ty và chi trả một khoản phí nhất định.
Tùy vào chính sách, phí giao dịch các công ty chứng khoán sẽ khác nhau. Bạn nên tham khảo từ nhiều nguồn kênh thông tin để có thể so sánh phí giao dịch chứng khoán và lựa chọn được công ty chứng khoán phù hợp nhất để đầu tư.
Mở tài khoản chứng khoán có mất phí không?
Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, điều đầu tiên nhà đầu tư cần thực hiện chính là mở tài khoản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc liệu mở tài khoản có được miễn phí giao dịch chứng khoán hay không? Nếu có thì đó là những loại phí nào? Cùng tìm hiểu chi tiết!
Nhiều nhà đầu tư băn khoăn việc mở tài khoản chứng khoán có mất phí không?
Theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), việc mở tài khoản chứng khoán là hoàn toàn miễn phí. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư không phải mất bất cứ chi phí nào khi mở tài khoản ở các công ty chứng khoán.
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, nhiều công ty chứng khoán đã cho ra mắt các ứng dụng có thể sử dụng trên nền tảng điện thoại, máy tính,...Điều này cho phép các nhà đầu tư có thể tự mở tài khoản chứng khoán trực tuyến mà không cần phải để các công ty. Hơn thế nữa các ứng dụng chứng khoán của hầu hết công ty hiện nay đều hoàn toàn miễn phí và có nhiều chương trình ưu đãi thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Một số phần mềm phân tích chứng khoán mở tài khoản miễn phí, dễ thực hiện và nhiều tiện ích mà nhà đầu tư có thể tham khảo như: ứng dụng Shinhan Alpha VN, ứng dụng Sàn Xịn Ha, ứng dụng SSI iBoard, ứng dụng VNDIRECT,...
Tổng kết
Tìm hiểu chi tiết về các loại thuế phí giao dịch chứng khoán là điều cần thiết mà nhà đầu tư cần thực hiện để đảm bảo hiệu quả và tránh lãng phí trong việc đầu tư. Bài viết đã cung cấp thông tin về các loại biểu phí khi giao dịch chứng khoán cũng như giải đáp thắc mắc về mức phí giao dịch chứng khoán khi mở tài khoản chứng khoán. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư trong công cuộc chinh phục thị trường chứng khoán!
Nếu bạn là nhà đầu tư đang “chọn mặt gửi vàng” để đầu tư thì Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV) là cái tên sáng giá bạn không nên bỏ qua. Với nhiều năm có mặt trên thị trường, SSV là công ty giao dịch chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ chứng khoán toàn diện dành cho nhà đầu tư. Nếu bạn có thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin về SSV, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi hoặc gọi ngay đến hotline, nhân viên tư vấn sẽ phản hồi đến bạn trong thời gian sớm nhất!