
Các chỉ báo chứng khoán là công cụ không thể thiếu đối với các nhà đầu tư khi tham gia thị trường tài chính. Bằng cách kết hợp các chỉ số này một cách hiệu quả, nhà đầu tư có thể xây dựng một chiến lược giao dịch tối ưu, mang lại lợi nhuận. Hãy cùng tìm hiểu về những công cụ chỉ báo kỹ thuật hoạt động hiệu quả và được ưa chuộng trong cộng đồng đầu tư trong nội dung dưới đây.
Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là hai khái niệm quan trọng trong các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán. Các chỉ số này được hiểu là các vùng giá mà tại đó xu hướng giá của cổ phiếu có thể đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại.
Hỗ trợ là vùng giá cổ phiếu có xu hướng giảm, được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng. Tại vùng giá này, lực mua cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế cao hơn so với lực bán của cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên.
Ngược lại, kháng cự là vùng giá cổ phiếu có xu hướng tăng, được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm. Tại vùng giá này, lực bán cổ phiếu sẽ chiếm ưu thế cao hơn so với lực mua của cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu có xu hướng giảm xuống.
Hỗ trợ và kháng cự là hai khái niệm quan trọng trong các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán.
Về bản chất, hỗ trợ và kháng cự là do tâm lý của các nhà đầu tư tạo ra. Khi giá cổ phiếu giảm xuống vùng hỗ trợ, các nhà đầu tư sẽ có tâm lý lạc quan và mua vào, khiến giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên. Ngược lại, khi giá cổ phiếu tăng lên vùng kháng cự, các nhà đầu tư sẽ có tâm lý bi quan và bán ra, khiến giá cổ phiếu có xu hướng giảm xuống.
Có nhiều cách khác nhau để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Một số cách phổ biến bao gồm:
- Các đỉnh và đáy trong quá khứ: Vùng hỗ trợ thường được hình thành ở các đáy trong quá khứ, còn vùng kháng cự thường được hình thành ở các đỉnh trong quá khứ.
- Các đường xu hướng: Đường xu hướng là một đường thẳng nối các đỉnh hoặc đáy trong quá khứ. Vùng hỗ trợ thường nằm dưới đường xu hướng giảm, còn vùng kháng cự thường nằm trên đường xu hướng tăng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên lưu ý rằng các chỉ báo trong chứng khoán như hỗ trợ và kháng cự không phải lúc nào cũng chính xác. Có những trường hợp giá cổ phiếu có thể vượt qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Do đó, nhà đầu tư cần sử dụng hỗ trợ và kháng cự kết hợp với các yếu tố khác như phân tích cơ bản, khối lượng giao dịch,... để đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
Đường trung bình động đơn giản (SMA) là gì?
Đường trung bình động đơn giản (SMA) là một trong các chỉ báo chứng khoán được sử dụng để xác định xu hướng giá của một tài sản hoặc thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. SMA được tính bằng trung bình cộng của các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch chứng khoán nhất định.
Đường trung bình động đơn giản (SMA) giúp xác định xu hướng giá của một tài sản hoặc thị trường.
Nếu sử dụng đường SMA với số lượng phiên lớn như 50, 100, 200, thì đây là chỉ báo dài hạn. Ngược lại, với số lượng phiên nhỏ, chẳng hạn 5, 10, 20, thì đó là chỉ báo ngắ hạn. Ví dụ: Đường SMA 10 được tính bằng cách lấy giá trung bình của 10 phiên gần nhất, sau đó nối các điểm đó lại để tạo ra đường SMA 10.
Đường SMA là một chỉ báo chứng khoán cơ bản và được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Các nhà đầu tư có thể sử dụng đường SMA với mục đích như:
- Xác định xu hướng giá: Khi đường SMA đi lên, nhà đầu tư có thể mua tài sản hoặc thị trường đó. Ngược lại, khi đường SMA đi xuống, nhà đầu tư có thể bán tài sản hoặc thị trường đó.
- Xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự: Nhà đầu tư có thể sử dụng đường SMA để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự, từ đó đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.
- Xác định điểm vào lệnh: Nhà đầu tư có thể mua tài sản hoặc thị trường đó khi giá chạm vùng hỗ trợ và bán tài sản hoặc thị trường đó khi giá chạm vùng kháng cự.
- Xác định điểm cắt lỗ: Nhà đầu tư có thể đặt lệnh cắt lỗ tại vùng hỗ trợ nếu giá giảm xuống dưới vùng này và đặt lệnh cắt lỗ tại vùng kháng cự nếu giá tăng lên trên vùng này.
Tuy nhiên, đường SMA không phải lúc nào cũng chính xác. Có những trường hợp giá tài sản hoặc thị trường có thể đi ngược lại với xu hướng được xác định bởi đường SMA. Do đó, nhà đầu tư cần sử dụng đường SMA kết hợp với các yếu tố khác để đưa ra quyết định giao dịch chứng khoán chính xác.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là gì?
RSI (chỉ số sức mạnh tương đối) là một trong các chỉ báo quan trọng trong chứng khoán. Chỉ số này so sánh tỷ lệ giữa các ngày tăng giá và giảm giá, thể hiện qua một chỉ số dao động từ 0 đến 100 (trung bình là 50). Chỉ báo này giúp nhà đầu tư xác định dấu hiệu tăng hoặc giảm của cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể sử dụng RSI để điều chỉnh ngưỡng quá mua và quá bán dựa trên xu hướng thị trường hiện tại.
RSI là một trong các chỉ báo chứng khoán giúp so sánh tỷ lệ giữa các ngày tăng giá và giảm giá.
Khi RSI vượt qua mức 70, cổ phiếu có thể đang ở vùng giá quá mua, cho thấy giá đã tăng cao. Trong trường hợp này, nhà đầu tư nên cân nhắc giảm mua. Ngược lại, khi RSI xuống dưới mức 30, cổ phiếu có thể đang ở vùng giá quá bán, là dấu hiệu giá thấp. Nhà đầu tư có thể nên hạn chế bán cổ phiếu ở mức giá này, vì có thể có khả năng hồi phục.
Nhà đầu tư có thể xem xét việc mua khi RSI dưới 30 và cân nhắc bán khi RSI trên 70. Tuy nhiên, việc kết hợp RSI với các chỉ báo chứng khoán khác như SMA và dải Bollinger (bollinger bands) là lựa chọn thông minh. Điều này giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường, tránh được tình trạng giá quá cao chỉ dựa trên RSI và tìm ra điểm mua phù hợp thông qua sự kết hợp với SMA và Bollinger Bands. Sự kết hợp giữa các chỉ báo chứng khoán này là một công cụ hữu ích để hỗ trợ nhà đầu tư trong quyết định giao dịch chứng khoán của họ.
Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) là gì?
MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence, hay trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một chỉ báo chứng khoán được tạo ra vào năm 1979 bởi Gerald Appel.
MACD bao gồm ba thành phần chính:
- Đường MACD: Sự chênh lệch giữa EMA (12) và EMA (26), thường được biểu diễn bằng đường màu xanh.
- Đường Signal: Đây là EMA (9) của đường MACD, thường được biểu diễn bằng đường màu vàng.
- Histogram: Đại diện cho sự chênh lệch giữa đường MACD và đường Signal, biểu diễn bằng các cột xanh và đỏ trên và dưới đường MACD.
Các thành phần chính của đường MACD.
Đường MACD có vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng của cổ phiếu và điểm mua bán cho nhà đầu tư chứng khoán.
Khi MACD và đường Signal cùng tăng, đó là tín hiệu xu hướng tăng mạnh và Histogram cao càng tăng thêm vào sức mạnh của xu hướng đó.
- Khi MACD và Signal giảm xuống và Histogram ở giữa giảm, đó là dấu hiệu của xu hướng giảm mạnh trong trung hạn.
- Khi đường MACD cắt lên đường Signal, đó là dấu hiệu mua. Ngược lại, khi đường MACD cắt xuống, là dấu hiệu bán.
- Nếu đỉnh sau của nến giá cao hơn nhưng đỉnh sau của MACD thấp hơn, đó là tín hiệu phân kỳ âm, cho thấy sức mạnh của cổ phiếu đang suy yếu và có thể giảm giá trong thời gian tới.
Nhà đầu tư thường sử dụng MACD độc lập hoặc kết hợp với RSI để xác định điểm mua thông qua các tín hiệu cắt và để đánh giá vùng giá có "hấp dẫn" hay không.
Tổng kết
Trên đây chỉ là một số các chỉ báo chứng khoán phổ biến, được thiết kế để hỗ trợ trong quá trình phân tích kỹ thuật, học đầu tư chứng khoán cho người mới·. Với nhiều lựa chọn khác nhau, quan trọng là nhà đầu tư phải chọn những chỉ báo phù hợp với chiến lược giao dịch của mình và có sự hiểu biết sâu sắc về cách chúng hoạt động.
Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV) là một trong những công ty chứng khoán uy tín hàng đầu tại Việt Nam, thuộc Tập đoàn Tài chính Shinhan Hàn Quốc. Tập đoàn tài chính Shinhan có bề dày kinh nghiệm hoạt động hơn 20 năm, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và hệ thống công nghệ hiện đại. Lựa chọn Chứng Khoán Shinhan Việt Nam (SSV) - Lựa chọn vững chắc cho nhà đầu tư chứng khoán mới.