Cách đầu tư chứng khoán cơ bản và những lưu ý cần biết
04/03/2024

Bài viết là tổng hợp một số kiến thức và những lưu ý về cách đầu tư chứng khoán cơ bản mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm vững để qúa trình giao dịch chứng khoán diễn ra thuận lơi nhất.

Khung giờ giao dịch chứng khoán

Thời gian giao dịch chứng khoán (hay còn gọi là giờ mở cửa thị trường chứng khoán) của mỗi sàn giao dịch chứng khoán đều khác nhau. Vì vậy, nhà đầu tư cần nắm rõ các mốc thời gian này để kịp thời nắm được cách đầu tư chứng khoán và những thông tin hữa ích. Việc nắm rõ thời gian giao dịch chứng khoán giúp nhà đầu tư chốt được nhiều mã lệnh với giá hời hơn.

Trái lại, nếu bạn thực hiện giao dịch chứng khoán ngoài giờ hoạt động sẽ có nguy cơ gặp tình trạng bị trì hoãn. Điều này có thể dẫn tới việc khó theo sát các thay đổi, biến động của giá thị trường, tạo nên những rủi ro khó lường.

Phiên

Phương thức giao dịch

Giờ giao dịch

Sáng

Khớp lệnh liên tục

9h 00 - 11h 30

Giao dịch thỏa thuận

9h 00 - 11h 30

Nghỉ trưa

11h 30 - 13h 00

Chiều

Khớp lệnh liên tục

13h 00 - 14h 30

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa

14h 30 - 14h 45

Giao dịch thỏa thuận

13h 00 - 15h 00

Khớp lệnh sau giờ

14h 45 - 15h 00

Giờ giao dịch chứng khoán Việt Nam

Có 3 sàn giao dịch chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm HOSE, HNX, UPCOM chỉ diễn ra giao dịch trong ngày hành chính, không giao dịch vào ngày lễ.

Sàn

HOSE

HNX

UPCOM

Thời gian

Phương thức giao dịch

Lệnh sử dụng

Phương thức giao dịch

Lệnh sử dụng

Phương thức giao dịch

Lệnh sử dụng

9h00 - 9h15

Khớp lệnh định kì mở cửa

ATO, LO

Không được sửa lệnh/hủy lệnh

Khớp lệnh liên tục I

LO, MTL, MOK, MAK

Được hủy/ sửa lệnh

Khớp lệnh liên tục I

LO

Được hủy/ sửa lệnh

9h15 - 11h30

Khớp lệnh liên tục I

LO, MP

Được sửa lệnh/hủy lệnh

11h30 - 13h00

Nghỉ giữa phiên

13h00 - 14h30

Khớp lệnh liên tục II

LO, MP

Được sửa lệnh/hủy lệnh

Khớp lệnh liên tục II

LO, MTL, MOK, MAK

Được hủy/ sửa lệnh

Khớp lệnh liên tục II

LO

Được hủy/ sửa lệnh

14h30 - 14h45

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa

ATC, LO

Không được sửa lệnh/hủy lệnh

Khớp lệnh định kỳ đóng cửa

ATC, LO

Không được hủy/ sửa lệnh

14h45 - 15h00

 

 

Khớp lệnh sau giờ

PLO

Không được hủy/ sửa lệnh

9h00 - 11h30 &

13h00 - 15h00

Giao dịch thỏa thuận (**)

Lệnh thỏa thuận

Khớp lệnh thỏa thuận

Lệnh thỏa thuận

Khớp lệnh thỏa thuận

Lệnh thỏa thuận

Đọc bảng giá chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV)

Để bổ sung những thông tin về cách đầu tư chứng khoán cơ bản thì nhà đầu tư cần bắt đầu học thuộc cách xem và đọc bảng giá điện tử một cách chính xác nhất.

Bảng giá điện tử chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV)

  • Cột “mã CK” (mã chứng khoán): Mỗi mã sẽ tương ứng với một loại cổ phiếu, danh sách các mã CK giao dịch và khi bấm vào từng mã thì bạn có thể xem được đồ thị hoặc đặt lệnh mua/ bán cho mã cổ phiếu đó

  • Cột giá ‘Trần” (màu tím), “sàn” (màu xanh dương), “TC” (màu vàng): Là các khả năng giá có thể xảy ra trong phiên giao dịch. Dễ hơn thì có thể hiểu là giá chỉ có thể dao động trong khoảng giá đó với max là màu tím, min là màu xanh dương và vàng không đổi so với phiên trước.

  • Cột “Thông tin dư mua”: Thể hiện kỳ vọng vào giá mua và khối lượng mua tương ứng của cổ phiếu đó. Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo được 3 giá gần nhất của người mua tương ứng với cột “Giá 3- KL3, Giá 2 – KL2, Giá 1- KL1".

  • Cột “Thông tin dư bán": Tương tự cột bên mua, cột bên bán thể hiện kỳ vọng giá của người bán lên cổ phiếu đó. ta có thể tham khảo 3 giá gần nhất của người bán tương ứng với cột “Giá 1- KL1, Giá 2 – KL2, Giá 3- KL3".

  • Cột “Khớp lệnh": Thể hiện giá và khối lượng lệnh đã khớp trong các giao dịch mua hoặc bán và % tăng giảm giá trong phiên. Nguyên tắc của cột khớp lệnh là giá mua khớp từ cao đến thấp và giá bán khớp từ thấp đến cao và lệnh sẽ khớp theo từng phiên giao dịch.

  • Cột “Tổng KL” (Tổng khối lượng): Tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong phiên

  • Cột Giá “TB”, “Thấp”, “Cao”: thể hiện giá trung bình, giá cao nhất, giá thấp nhất đã khớp trong phiên. 

  • Cột “Nhà ĐTNN”: Cột Nhà ĐTNN là cột thể hiện dòng vốn từ nước ngoài, khối lượng mua và bán của nhà đầu tư nước ngoài.

Để cập nhật tin tức thị trường thường xuyên thì các nhà đầu tư mới có thể cân nhắc tham khảo các danh sách khuyến nghị và đọc báo cáo phân tích tài chính ngay trên bảng điện để phân tích thị trường. Bạn cần nắm bắt tình hình của các doanh nghiệp và thị trường, đây sẽ là một trong những cách đầu tư chứng khoán, cũng là yếu tố để các nhà đầu tư đưa ra các phán đoán và điều chỉnh chiến lược đầu tư của bản thân sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Lưu ý khi mua/bán giao dịch chứng khoán 

Đừng quá vội vàng

Các nhà đầu tư mới thường hay mắc phải lỗi này khi bắt đầu đầu tư chứng khoán, đừng để thị trường đánh lừa bạn, hãy học cách đầu tư chứng khoán cơ bản từ cái quan trọng đầu tiên trong đầu tư thông minh là cẩn trọng và kiên nhẫn. Bên cạnh đó, bạn có thể đọc thêm sách chứng khoán để bổ sung thêm vốn kiến thức cho bản thân đa dạng hơn.

Theo dõi thị trường thường xuyên

Trước khi đặt lệnh mua - bán cổ phiếu, việc theo dõi và quan sát thị trường thường xuyên sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn sâu hơn về thị trường mục tiêu. Ngoài ra kiến thức đầu tư chứng khoán cơ bản là việc phân tích thị trường thông qua các báo cáo tài chính hay các phân tích kỹ thuật cũng đem lại những thông tin bổ ích giúp bạn dễ dạng định hướng đầu tư, từ đó dễ dàng xác định được loại cổ phiếu phù hợp để đưa ra quyết định tiếp tục đầu tư hoặc là bán/mua.

So sánh lợi nhuận - rủi ro

So sánh lợi nhuận và rủi ro trong việc đầu tư chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư chọn lựa được cổ phiếu giàu tiềm năng. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra phán đoán liệu nên mua hoặc bán.

Ngoài ra, nhà đầu tư mới còn có thể tham khảo các loại phí khi đầu tư chứng khoán tại Shinhan Securities như:

  • Phí mở tài khoản miễn phí

  • Phí chuyển tiền ra ngoài SSV đang miễn phí

  • Phí tư vấn trực tiếp với chuyên viên tư vấn SSV miễn phí

  • Khi giao dịch có phí giao dịch 0.15% , đôi với giao dịch bán phát sinh thêm phí thuế là 0.1%

Những khó khăn thường gặp khi đầu tư chứng khoán

Do chịu tác động của nhiều yếu tố, đầu tư chứng khoán luôn tiềm ẩn rủi ro. Những rủi ro đó thường được thể hiện như sau:


Khó khăn mà các nhà đầu tư thường gặp ở thị trường chứng khoán

Phụ thuộc vào kinh tế, xã hội

Chứng khoán bị chi phối bởi nền kinh tế, xã hội khá nhiều, khi một doanh nghiệp trên thị trường bị biến động về tài chính thì chỉ có việc ổn định nền kinh tế mới giúp lượng cung tiền vào cổ phiếu được gia tăng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng về mặt giá trị.

Giữ những cổ phiếu xấu

Bán cổ phiếu khó khăn hơn rất nhiều so với mua cổ phiếu, đặc biệt khi cổ phiếu giảm mạnh nhà đầu tư không dám bán ra. Đôi khi các cổ phiếu kém cũng có cơ hội phục hồi, có thể trong thời gian dài, nhưng việc giữ một cổ phiếu mà chỉ dựa vào niềm hy vọng thường khiến bạn mất mát nhiều hơn...

Rủi ro hoạt động doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận đều đặn, tình hình vay nợ, sử dụng vốn ổn định sẽ là tiền đề cho tăng trưởng của cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ cổ tức được chia từ lợi nhuận giữ lại hàng năm của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ xấu với ngân hàng, sử dụng vốn thiếu hiệu quả sẽ làm giảm giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, nhà đầu tư sẽ khó nhận được những ưu đãi như cổ tức đều đặn mỗi năm.

Rủi ro thị trường

Thị trường chứng khoán nói chung có sự tham gia của nhiều nhân tố bao gồm cơ quan quản lý (Ủy ban chứng khoán, Sàn giao dịch), bên cung cấp dịch vụ (Công ty chứng khoán), Nhà đầu tư (Nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài). Vì vậy, mỗi tác động của từng nhân tố này đều có thể gây nên biến động thị trường chứng khoán.

Shinhan Securities rất mong bài viết có thể giúp cho những nhà đầu tư chứng khoán có thêm kiến thức về cách đầu tư chứng khoán. SSV là công ty chứng khoán hàng đầu của Hàn Quốc, để hiểu thêm về thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi không ngừng cải thiện hàng ngày, cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và luôn cập nhật thông tin về chứng khoán nhanh và chính xác nhất.

Bạn có nhu cầu mở tài khoản chứng khoán? Bạn muốn biết thêm về cách đầu tư chứng khoán? Đừng ngần ngại để lại lời nhắn cho SSV, bộ phận chăm sóc khách hàng của Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV) sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất.