[NGÀNH THÉP] - Vượt qua khó khăn
03/08/2023
Tóm tắt nội dung
- Sản lượng sản xuất thép lũy kế của Việt Nam đạt 13.1 triệu tấn cho 6T2023, giảm -20.9% YoY, trong khi tiêu thụ thép cho lũy kế 6T2023 là 12.4 triệu tấn, giảm -17.5% YoY. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu của thị trường bất động sản còn yếu. Lãi suất cao và các vấn đề về trái phiếu bất động sản trong năm 2022 đã gây áp lực lên nguồn cầu trong nửa đầu năm 2023. Dù lũy kế sản lượng tiêu thụ thấp hơn so với năm trước nhưng sản lượng tiêu thụ của ngành thép đã bắt đầu khởi sắc trở lại trở lại kể từ tháng 2/2023.
- Tiêu thụ thép chạm đáy 1.7 triệu tấn trong tháng 01/2023. Kể từ đó, sản lượng tiêu thụ thép hàng tháng đã tăng lên qua các tháng. So với đầu năm, sản lượng thép tiêu thụ trong tháng 6 tăng 26% lên 2.1 triệu tấn, giảm nhẹ 4% so với tháng 6/2022. Những hỗ trợ của chính phủ cho thị trường nhà ở và việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đã góp phần phục hồi nhu cầu của ngành thép.
- Tình hình xuất khẩu thép đã có sự cải thiện rõ rệt từ đầu năm khi sản lượng và giá trị xuất khẩu của tháng sau liên tục cao hơn tháng trước. Trong tháng 5/2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1.13 triệu tấn thép tăng 52.6% YoY, giá trị xuất khẩu đạt hơn 931 triệu USD tăng 15.2% YoY. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 4.38 triệu tấn thép tăng 10.12% YoY về lượng và giảm 16.21% YoY về giá trị.
- Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đã vượt qua mức đáy lợi nhuận trong Q4/2022. Tuy nhiên, tình hình hồi phục của các doanh nghiệp có sự phân hóa rõ rệt. Qua đó các doanh nghiệp quản lý tốt chi phí, sở hữu chuỗi giá trị hoàn chỉnh như HPG có xu hướng cải thiện tốt hơn khi giá nguyên vật liệu đầu vào của ngành giảm sâu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu cao trong cơ cấu doanh thu như NKG sẽ hưởng lợi từ việc hồi phục của thị trường xuất khẩu nhờ đó cải thiện được kết quả kinh doanh.
Ngành
Ngành thép
Loại báo cáo
Báo cáo Lần đầu
Tác giả
Lê Đức Tiến
Chi tiết
Số trang: 31
Ngôn ngữ:
Dạng tệp: pdf
Kích thước: 2.12 MB