Tóm tắt nội dung
▶ Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, thị trường đầu phiên cùng nhịp điều chỉnh mạnh, chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự sụt giảm ở thị trường Mỹ do lo ngại bất ổn chính sách thuế quan có thể ảnh hưởng đến suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, áp lực bán nhanh chóng hạ nhiệt khi dòng tiền nhanh chóng quay lại với thị trường. Điều nay chứng tỏ khi kinh tế thế giới bất ổn, động lực thúc đẩy bền vững của Việt Nam vẫn phải đến từ chính nội tại.
▶ Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 2.26 điểm (+0.17%), đạt 1,332.54 điểm; HNX-Index tăng 1.08 điểm (+0.45%), đạt 239.58 điểm. Thanh khoản thị trường đạt 21.4 nghìn tỷ đồng, tương ứng khoảng 933.3 triệu cổ phiếu được giao dịch. Khối ngoại bán ròng 217.3 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở MSN, FPT, DGC.
▶ Góc nhìn kỹ thuật: Trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với diễn biến kém khả quan của các thị trường chứng khoán như Mỹ và châu Á, VN-Index đã mở cửa phiên giao dịch với gap down giảm hơn 10 điểm. Lực bán tháo mạnh mẽ đầu phiên nhanh chóng suy yếu, tạo điều kiện cho VN-Index phục hồi toàn bộ điểm số đã mất và kết thúc phiên với một nhịp tăng nhẹ. Điều này cho thấy sự cân bằng cung cầu vẫn đang được duy trì, đồng thời không xuất hiện bất kỳ nhịp điều chỉnh đáng lo nào. Diễn biến này có thể được xem là một tín hiệu tích cực, cho thấy lực cầu vẫn đủ mạnh để hấp thụ áp lực bán và duy trì xu hướng phục hồi.
Chiến lược: Thị trường đã cho thấy tín hiệu tích cực, phá vỡ kênh giao dịch sideway. VN-Index nhiều khả năng sẽ duy trì xu hướng tăng điểm để tiến về 1,350 điểm. Nhà đầu tư có thể gia tăng vị thế tại các phiên giảm điểm với thanh khoản trung bình và spread nhỏ. Ở trường hợp tiêu cực, đánh mất 1,280-1,300 điểm, nhà đầu tư có thể giảm tỷ trọng để quản lý rủi ro danh mục.
Số trang: 5
Ngôn ngữ:
Dạng tệp: pdf
Kích thước: 1.25 MB